Túi y tế cá nhân là vật dụng vô cùng cần có mỗi khi chơi bóng

Bạn thường thấy mỗi đội bóng hay có đội ngũ y tế đi cùng. Nhiệm vụ của đội ngũ này thường là chăm sóc sức khoẻ cho các vận động viên. Khi vận động viên bị chấn thương, đội ngũ này sẽ sơ cứu khẩn cấp, sau đó có các biện pháp khắc phục chấn thương. Với đội bóng chuyên nghiệp thì vậy. Còn đội bóng đá giải trí ở địa phương thì thường không có. Thay vào đó, một số người chơi sẽ tự trang bị cho mình túi y tế cá nhân. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong quá trình chơi bóng.

Túi y tế cá nhân là rất cần thiết

Tự sơ cứu cho bản thân và cho bạn bè khi gặp các chấn thương thông thường tại sân thể thao là điều cần thiết. Ngoài kiến thức y khoa cơ bản về sơ cứu chấn thương thường gặp, các bạn cần tự trang bị cho mình 1 túi y tế mini, rẻ tiền và hữu ích.

Tiến sĩ Jiri Dvorak, cựu Giám đốc bộ phận y tế của FIFA từng nói rằng, việc trang bị túi y tế khẩn cấp sẽ giúp đội y tế tại chỗ có kiến thức và thiết bị cần thiết nhằm chăm sóc các cầu thủ bị chấn thương hay gặp vấn đề nghiêm trọng khi thi đấu.

Ông Jiri Dvorak nhấn mạnh rủi ro là điều không ai muốn chứng kiến nhưng đối với các tình huống như vậy thời gian tính bằng giây và túi y tế khẩn cấp sẽ giúp chữa trị đúng một cách nhanh chóng.

Túi y tế cá nhân là rất cần thiết
Túi y tế cá nhân là rất cần thiết

Chuẩn bị túi chấn thương trong các giải đấu là công việc của các bác sĩ thể thao, tuy nhiên không phải trận thi đấu nào cũng có những nhân viên chuyên nghiệp như vậy. Việc tự chuẩn bị túi sơ cứu cho bản thân và cho bạn bè để xử trí khi gặp chấn thương là điều cần thiết bên cạnh những kiến thức cơ bản về sơ cứu chấn thương thường gặp. Túi y tế cần có những vật dụng và thuốc sau.

Cách trang bị túi y tế cá nhân

Các trang thiết bị

  • Túi đựng nhỏ.
  • 1 cuộn băng thun 3 móc(cố định khớp bong gân, băng vết thương)
  • Băng keo cá nhân: 5 miếng( dán vết thương trầy xước, băng êm chỗ phồng rợp da do giày, cán vợt)
  • Bịch nilon để đựng nước đá chườm khi chấn thương.

Một số thuốc

  • Pomade kháng sinh Fucidine (Bôi vết thương, trầy xước.)
  • Oresol gói: 1 gói pha 1 lít nước uống (khi bị chuột rút hoặc mệt lả người, ra mồ hôi nhiều.)
  • Alaxan (Thuốc giảm đau khi chấn thương, nhức đầu).
  • Phenergan 300mg hoặc Chlopheramin 4mg(thuốc trị dị ứng, ngứa, côn trùng cắn). Chú ý: gây buồn ngủ, không dùng chung với rượu bia.
  • Supradyl hay Beroca (thuốc sủi pha nước uống để tăng cường sức khỏe)
  • Kẹo ngọt(ngậm khi mệt, hạ đường huyết).
  • Thuốc ngậm hạ áp hoặc dãn mạch vành cấp cứu dành cho các bạn bị tim mạch, cao huyết áp(theo chỉ định của Bác sĩ tim mạch)
Cần có một số thuốc trong túi y tế của bạn
Cần có một số thuốc trong túi y tế của bạn

Một số vật dụng khác (có càng tốt)

  • 2 vớ đeo cùng lúc tránh lật cổ chân.
  • Nón
  • Áo thun để thay
  • Khăn lông
  • Chuối
  • Thanh năng lượng ăn
  • Chai nước điện giải
  • Số điện thoại bác sĩ thể thao khi cần tư vấn.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên thường xuyên theo dõi chúng tôi tại đây để cập nhật thêm thông tin bóng đá mới nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *