Hiểu rõ hơn về hiện tượng chuột rút thường thấy trong khi chơi bóng

Chuột rút là một trong số hiện tượng dễ gặp nhất trong chơi bóng. Chuột rút là tình trạng cơ bị co rút đột ngột, từ đó làm đau khi đang cố vận động. Hiện tượng này có thể kéo dài từ vài giây đến khoảng 15 phút. Chuột rút dễ gặp nhất trong các môn như tennis, bóng chuyền, bóng chày và có khi là cả bóng đá. Tình trạng này sẽ làm ít nhiều phong độ của người chơi. Thậm chí có khi người chơi phải bỏ cuộc giữa chừng. Hãy tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng chuột rút để biết cách phòng tránh khi chơi bóng nhé.

Chuột rút là gì?

Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ, thường đến đột ngột và kéo dài từ vài giây cho đến vài phút. Các vùng cơ thường bị chuột rút nhất là: cơ cẳng chân, cơ đùi trước và sau, kế đến là cơ bụng, bàn tay, bàn chân, lưng, cánh tay…

Chuột rút thường gặp ở những người lớn tuổi trên 40, trẻ em, người béo phì; mắc một số bệnh lý hoặc đang dùng một số thuốc điều trị cao huyết áp, lợi tiểu…; hoặc vận động viên thể thao tập luyện quá sức hay chơi trong môi trường quá nóng.

Nguyên nhân của hiện tượng chuột rút

  • Cơ bắp không đủ sức mạnh và độ dẻo, hoặc teo cơ do tuổi tác.
  • Khởi động, làm nóng không kỷ trước khi tập luyện làm cơ dễ bị co rút phản ứng với những động tác đột ngột, và dễ ứ đọng axit lactic trong cơ làm cơ mau mệt, kích thích thần kinh tủy sống gây co rút cơ liên tục.
  • Mất nước, chất điện giải(kali, magie, calci) và muối, đặc biệt khi chơi trong môi trường quá nóng ra nhiều mồ hôi.
Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ
Chuột rút là cơn co mạnh, đau và thắt chặt các cơ

Cách xử trí tại sân bóng

  • Ngưng chơi ngay, vào nghỉ ở khu vực thoáng mát.
  • Xoa bóp nhẹ vùng cơ đau, làm động tác kéo giãn cơ bị rút và giữ cho đến khi hết tình trạng co rút. Tránh động tác gây đau và co rút cơ.
  • Chườm nóng lên vùng cơ đang rút căng trước, và sau đó chườm lạnh lên vùng cơ đau.
  • Uống bù nước, muối và chất điện giải(nước thể thao, ăn chuối…)
  • Nếu chuột rút xảy ra nhiều lần nữa trong lúc tập luyện, hoặc kéo dài không đáp ứng với các biện pháp xử trí trên, bạn nên gọi cấp cứu hoặc đến khám bác sĩ chuyên khoa y học thể thao.

Hướng dẫn cách phòng ngừa

  • Tập luyện sức mạnh và độ dẻo, độ bền cơ bắp thường xuyên.
  • Khởi động, làm nóng đúng cách và đủ thời gian trước khi chơi. Đặc biệt các động tác kéo giãn cơ cẳng chân, cơ đùi.
  • Uống nước đầy đủ trước, trong và sau khi chơi. Bổ sung muối, chất điện giải, và carbohydrate bằng các chế phẩm dùng cho thể thao hay các thực phẩm thích hợp.
  • Nên đến bác sĩ chuyên khoa y học thể thao tư vấn nếu bạn lớn tuổi, đang mắc một số bệnh hay đang uống thuốc đặc trị mà muốn chơi thể thao.

Những thực phẩm có thể giúp giảm chuột rút

Bơ là một loại trái cây có chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể giúp ngăn ngừa chuột rút cơ bắp. Quả bơ rất giàu kali và magie, là hai khoáng chất hoạt động như chất điện giải trong cơ thể và đóng vai trò trong sức khỏe cơ bắp.

Dưa hấu

Một trong những nguyên nhân gây ra chuột rút cơ bắp đó là mất nước. Hoạt động cả cơ đòi hỏi phải hydrat hóa đầy đủ. Vì vậy việc thiếu nước có thể cản trở khả năng co bóp của tế bào cơ, điều này có thể gây ra hoặc khiến cho tình trạng chuột rút trầm trọng hơn.

Dưa hấu là một loại trái cây có hàm lượng nước đặc biệt cao
Dưa hấu là một loại trái cây có hàm lượng nước đặc biệt cao

Dưa hấu là một loại trái cây có hàm lượng nước đặc biệt cao. Trên thực tế, dưa hấu có gần 92% là nước, làm cho nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời cho một bữa ăn nhẹ hydrat hóa. Ngoài ra, dưa hấu cũng là nguồn cung cấp magie và kali tốt cho cơ thể.

Nước dừa

Nước dừa là lựa chọn phù hợp cho các vận động viên muốn bù nước và bổ sung chất điện giải một cách tự nhiên. Đây là một nguồn điện giải tuyệt vời. Nó cung cấp cả canxi, kali, natri, magie và phốt pho. Tất cả các khoáng chất này đều có thể giúp giảm chuột rút cơ bắp.

Cảm ơn bạn đã xem bài viết. Hi vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Đừng quên thường xuyên theo dõi chúng mình tại đây để cập nhật thêm thông tin bóng đá mới nhất nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *