Bị bong gân cổ chân khi đá bóng thì nên xử lý như thế nào?

Chấn thương ở vùng cổ chân là chuyện rất hay gặp khi đá bóng. Trong đó, thường gặp nhất là trường hợp cổ chân bị lật sang một bên. Tình huống này thường được gọi là “lật sơ mi”. Lúc đi khám, bác sĩ thường chẩn đoán là bị bong gân cổ chân. Lúc mới bị chấn thương, nếu như được chữa trị đúng cách thì sẽ sớm khỏi hoàn toàn trong thời gian khá nhanh. Và ngược lại, nếu chủ quan sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng tập luyện, thi đấu sau đó. Nó thậm chí còn rất khó khăn để điều trị dứt điểm về sau này. Vậy khi bị bong gân cổ chân thì nên làm gì?

Các cấp độ bong gân cổ chân

  • Bong gân cổ chân (độ I): đau vừa, sưng tại chỗ, vẫn đi lại được. Thời gian lành hoàn toàn khoảng 4-6 tuần.
  • Bong gân cổ chân (độ II): có thể nghe tiếng rách nhỏ khi bị chấn thương. Cổ chân sưng to và đau nhiều làm đi lại khó khăn. Vài ngày sau có thể có dấu bầm tím ngoài da. Bênh vẫn phục hồi nhưng lâu hơn, khoảng 4-8 tuần.
  • Bong gân cổ chân (độ III): dây chằng bị đứt hoàn toàn, toàn bộ cổ chân sưng và rất đau. Cổ chân bị “lỏng lẻo ” rất rõ và đi lại hết sức khó khăn và rất đau. Mức độ này cần được điều trị tích cực mới mong phục hồi hoàn toàn, có thể kéo dài tới 12 tuần. Xử trí ban đầu không đúng cách sẽ dẫn đến đau và lỏng cổ chân mãn tính, rất khó điều trị.
Có 4 cấp độ bong gân cổ chân
Có 4 cấp độ bong gân cổ chân

Một số cách điều trị không nên làm

– Xoa bóp dầu nóng: sưng thêm

– Kéo nắn: chảy máu thêm, rách thêm

– Bó thuốc bắc: nhiễm trùng da

– Đi lại chạy nhảy quá sớm: dây chằng không lành

– Chích thuốc vào tổn thương: lâu lành hơn

Một số cách chữa bong gân nhanh nhất nên làm

Ngay khi bị chấn thương, nghỉ tập ngay. Sau đó dùng túi đá lạnh chườm lên chỗ đau trong 10 phút, 3-4 lần trong ngày, băng ép cổ chân lại và gác chân lên cao.

Nếu thấy cổ chân sưng đau nhiều (bong gân độ II hoặc III), cần đi khám bác sĩ chuyên khoa. Dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc các loại vừa giảm đau vừa chống sưng nề. Chọc hút dịch (máu bầm) cổ chân.

Bong gân nên ăn gì?

Rau có lá xanh đậm

Nhìn chung các loại rau xanh đều tốt cho người bị bong gân, tuy nhiên các loại rau có lá xanh đậm như rau muống, rau ngót, rau họ cải… có nhiều chất chống oxy hóa là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm ở người bị bong gân.

Thực phẩm giàu protein

Trong quá trình duy trì và sửa chữa cơ bắp, cơ thể rất cần protein. Người bị bong gân nếu không cung cấp đủ thịt, cá, trứng… trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể khiến bong gân phục hồi chậm, đau nhức nhiều vị trí tổn thương.

Trong quá trình duy trì và sửa chữa cơ bắp, cơ thể rất cần protein
Trong quá trình duy trì và sửa chữa cơ bắp, cơ thể rất cần protein

Quả mọng

Dâu tây, việt quất, mâm xôi… là những quả mọng giàu vitamin C có công dụng giúp cơ thể sản xuất protein, collagen liên kết tế bào xây dựng các mô liên kết. Ngoài ra, các loại quả này còn tăng cường hệ miễn dịch để giảm thiểu trạng thái sưng viêm ở người bị bong gân.

Thực phẩm giàu magie và kali

Quá trình phục hồi cơ bắp, lưu thông máu rất cần magie và kali. Người bị bong gân cũng có thể giảm đau bằng cách ăn nhiều các thực phẩm như chuối, bơ, nước, rau xanh… Ngoài ra, nên tránh một số thực phẩm không tốt cho quá trình hồi phục như rượu bia, chất kích thích, thức ăn nhiều giàu mỡ…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *