Nguyên nhân và cách xử lý chấn thương lật cổ chân khi chơi bóng rổ

Trong các chấn thương về chân hay gặp phải khi chơi thể thao, lật sơ mi cổ chân (dân gian hay gọi là lật cổ chân).Vậy lật cổ chân là gì? Đây là một chấn thương khá phổ biến và nghiêm trọng, đặc biệt với các bạn hay chơi bóng đá, bóng rổ. Nếu không được xử lý kịp thời và thích hợp, hậu quả có thể rất tai hại. Người bị chấn thương sẽ mất nhiều thời gian để hồi phục. Nguy hiểm hơn, nó sẽ để lại di chứng sau này. Vì vậy, làm thế nào để bạn đối phó với tình huống lật cổ chân khi chơi bóng rổ?

Nguyên nhân dẫn đến lật cổ chân

Một trong những nguyên nhân gây ra chấn thương lật sơ mi đó là tiếp đất sai kỹ thuật. Đây là tình trạng hay gặp phải đối với các môn như: bóng chuyền, cầu lông, bóng đá, bóng rổ,… Trong những môn thể thao này thường có động tác bật nhảy. Đặc biệt hơn là bật nhảy trong những tư thể không được chủ động, do đó khi tiếp đất rất dễ bị sai động tác. Khi tiếp đất sai động tác, trọng lượng của cơ thể thay vì phân tán đều lên khớp gối và bàn chân, thì nó sẽ dồn hết lên cổ chân của bạn.

Nguyên nhân dẫn đến lật cổ chân
Lật cổ chân thường xảy ra khi VĐV bóng rổ bị trượt chân hoặc bất ngờ té ngã

Một số triệu chứng khi bị lật cổ chân

Trong giai đoạn cấp tính, chấn thương lật cổ chân gây cho người bệnh nhiều khó khăn:

– Sưng và bầm tím: là triệu chứng dễ nhận thấy bằng mắt thường khi bị chấn thương lật cổ chân.

– Đau: khi chạm vào mắt cá chân, đặc biệt là khi bạn chịu lực lên chân chấn thương.

– Hạn chế vận động: cổ chân bị hạn chế vận động do đau và sưng nề.

Nếu chấn thương nặng, không được điều trị đúng cách trong giai đoạn cấp tính, chấn thương có thể gây đau dai dẳng và mất vững khớp cổ chân cho cổ chân.

Các cách xử lý khi bị lật cổ chân

Khi gặp sự cố lật cổ chân khi chơi bóng rổ, hãy làm theo các bước sau:

Xử trí ban đầu khi bị lật cổ chân

Thời gian đầu mới bị lật cổ chân trong bóng rổ là khoảng thời gian vàng quyết định đến khả năng hồi phục. Do đó hãy thật lưu ý và tận dụng tối đa khoảng thời gian này nhé.

– Ngay lập tức dừng vận động và luyện tập khi gặp chấn thương.

– Dùng đá lạnh chườm lên phần bị thương trong vòng ít nhất là 10 phút.

– Dùng băng ép cổ chân. Sau đó treo hoặc gác chân lên cao.

Điều trị lật cổ chân kịp thời

– Một số trường hợp bị lật sơ mi cổ chân quá đau đớn. Hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở khám bệnh gần nhất để được chữa trị kịp thời.

– Bạn có thể sử dụng thêm một số loại thuốc để hỗ trợ điều trị. Cụ thể: paracetamol, các loại kháng viêm vừa giảm đau vừa chống sưng nề. Các bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thêm thuốc giãn cơ để giảm cơn đau.

– Những ngày đầu sau bị lật cổ chân, tuyệt đối không được đi lại. Chườm đá với tần suất 3-4 lần/ngày. Mỗi lần chườm, bạn có thể để đá vào trong xô nước và ngâm. Thời gian ngâm cho mỗi lần khoảng 20 phút.

– Nếu có chỉ định của bác sĩ, bạn có thể phải chọc hút dịch (máu bầm) nếu cần thiết.

– Các trường hợp bong gân trong bóng rổ có thể sử dụng băng chuyên dụng. Các trường hợp nặng phải sử dụng nẹp để hỗ trợ.

Điều trị lật cổ chân kịp thời
Điều trị lật cổ chân kịp thời sẽ giúp bạn hồi phục nhanh chóng, không để lại di chứng

Tiến hành các bài tập vật lý trị liệu phục hồi

Để hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh hơn và hiệu quả hơn khi bị lật cổ chân khi chơi bóng rổ, bạn nên tập các bài tập tại nhà như sau:

– Bài 1: Kéo dãn bằng khăn, ngày tập 3 lần, mỗi lần 10 nhịp, mỗi nhịp giữ trong khoảng 30 – 45 giây.

– Bài 2: Kéo dãn chân. Tập 3 lần 1 ngày, mỗi lần 10 nhịp.

– Bài 3: Tập mạnh cổ chân với dây thun. Tập 1 ngày 3 lần, mỗi lần 10 nhịp.

– Bài 4: Tập ván thăng bằng. 3 lần 1 ngày, mỗi lần 5 – 10 phút.

Lưu ý trong quá trình tập bạn không nên tập quá sức. Nếu thấy mệt và đau, hãy nghỉ ngay. Tập quá sức không những không có tác dụng, mà có thể để lại hậu quả cho bạn.

Chú ý đến các biện pháp phòng ngừa lật cổ chân

Khi bị lật cổ chân hay lật sơ mi cổ chân, cảm giác đau đớn không hề thoải mái chút nào. Chấn thương còn làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Vậy tốt hơn hết là bạn hãy đề phòng khỏi những chấn thương này. Trước khi chơi bóng rổ, bạn nên khởi động thật kỹ nhé. Khởi động kĩ sẽ giúp hạn chế tối đa chấn thương. Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị dụng cụ y tế cần thiết phòng trường hợp xảy ra sự cố.

Chú ý đến các biện pháp phòng ngừa lật cổ chân
Các VĐV bóng rổ nên khởi động thật kỹ để tránh gặp phải chấn thương này

Một số lưu ý trong điều trị lật sơ mi

  • Không sử dụng cao, dầu gió, các gel xoa bóp có đặc tính gây nóng, vì nguyên lý trong điều trị lật sơ mi là “ưa lạnh tránh nóng”.
  • Không vận động sớm khi chân chưa lành hẳn.
  • Khi bị lật sơ mi, không nên dùng tay nắn, bóp, kéo chân. Điều này vô tình làm cho vết thương nặng hơn.
  • Đối với những người đã từng bị lật sơ mi, khi chơi thể thao nên hạn chế va chạm, cố gắng quá sức, vì rất dễ tái chấn thương.
  • Trong quá trình điều trị tại nhà, nếu cảm thấy chấn thương ngày càng nặng thì nên dừng ngay lại. Cần đi đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Các điều không nên làm khi bị chấn thương

  • Kéo nắn không đúng cách: chảy máu thêm, rách thêm.
  • Xoa bóp dầu nóng, rượu: sưng thêm.
  • Đi lại chạy nhảy quá sớm: dây chằng không lành, lâu khỏi hơn.
  • Bó thuốc bắc: dễ nhiễm trùng da hoặc không có tác dụng nhiều.
  • Chích thuốc vào tổn thương: lâu lành hơn hoặc để lại di chứng về sau.
  • Chích thuốc vào tổn thương: lâu lành hơn, dễ để lại di chứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *