Nắm bắt những kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa thuần thục

Thực hiện việc đá bóng trên sân tưởng chừng như một việc vô cùng đơn giản thế nhưng chúng lại đòi hỏi ở người cầu thủ rất nhiều những kỹ thuật từ cơ bản đến nâng cao. Bạn đã bao giờ nghe đến kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa hay chưa? Đây cũng là một kỹ năng không thể thiếu đối với một cầu thủ chuyên nghiệp. Chúng được coi như một trong những kỹ năng có thể giúp người cầu thủ tạo nên thế chủ động trong trận đấu hơn.

Bắt tay vào tìm hiểu kỹ thuật đá bóng này bạn cũng đừng quên áp dụng chúng trong những lần luyện tập hay thậm chí là những trận thi đấu sắp tới. Bởi lẽ chúng có thể giúp bạn khá nhiều trong việc ghi bàn một cách dễ dàng trước đối thủ mạnh.

Tìm hiểu về kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa

Phân loại

Là một trong những kỹ thuật có bóng. Đây là một kỹ thuật tự nhiên của động tác vừa có biên độ của vung chân lớn. Đồng thời kết hợp được lực chạy đá nên đá bóng đi thường rất mạnh, thẳng căng. Bất kỳ cầu thủ nào muốn cải thiện khả năng ghi bàn đều phải tập kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa một cách thuần thục. Vậy nên đừng cố gắng bỏ qua chúng nếu bạn mong muốn nắm chắc kiến thức; để từ đó trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp hơn.

Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa rất quan trọng
Kỹ thuật đá bóng bằng mu giữa rất quan trọng

Tác dụng

Dùng để chuyền bóng, phá bóng. Đặc biệt là sút bóng vào cầu môn ghi bàn thắng ở các cự ly ngắn. Hoặc là trung bình và xa ( cự ly ngắn 5-15m, trung bình 15-25m, xa 30m trở lên). Tuy nhiên chúng sẽ mang lại nhiều cơ hội ghi bàn hơn nếu người chơi nắm lòng chúng.

Ưu điểm

Nhờ biên độ vung của chân đá bóng rộng và tốc độ nhanh. Cho nên lực của cú sút rất mạnh, bóng đi thẳng căng; độ chính xác cao và rất uy lực. Đây là kỹ thuật tự nhiên của động tác, cho phép cầu thủ đá quả bóng dài, ngắn, căng, nhẹ, cao, thấp. Mà không ảnh hưởng nhiều đến kỹ thuật chạy của anh ta.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất là ít biến hóa trong đường đi của bóng. Hay thậm chí là không kịp thời thực hiện được các yếu tố chiến thuật. Có lẽ đây là nhược điểm lớn nhất khiến cho nhiều người phải cận thận; khi áp dụng chúng trong các trận đấu lớn và chuyên nghiệp.

Tìm hiểu kết cấu sút bóng bằng mu bàn chân

Chạy đà

Chạy thẳng hướng định đá, chạy nhanh dần. Bước cuối cùng dài để giảm quán tính chạy đà. Từ đó có thể tạo thuận lợi cho vung chân lăng và các động tác kế tiếp. Nhờ thói quen này cầu thủ có thể nâng cao chuyên môn và kỹ năng của bản thân hơn; trong việc sử dụng kỹ thuật trên sân.

Đặt chân trụ

Đặt chân trụ bắt đầu từ gót chuyển qua cả bàn, mủi chân trụ đặt thẳng hương định đá bóng, đặt trong khoảng mép trước và mép sau của bóng, cách hông bóng khoảng 10-15cm. Đầu gối chân trụ hơi khuỵu, trong tâm rơi về phía chân trụ, tày cùng phía chân trụ nâng lên và đưa ngang để dử thăng bằng, trong khi mắt nhìn vào bóng.

Đặt chân trụ bắt đầu từ gót chuyển qua cả bàn
Đặt chân trụ bắt đầu từ gót chuyển qua cả bàn

Vung chân lăng

Khi chân trụ đặt xuống đất thì chân đá tiếp tục lăng về sau, đùi duổi cẳng chân co để tạo lực, khi đưa về trước gần tiếp xúc với bóng thì cổ chân duổi căng và dử cứng hướng mu giữa vào tâm sau của bóng. Ban đầu chân lăng về phía trước, chủ yếu theo trục của khớp hông, khi đùi gần tới phương thẳng đứng thì trục chuyển động chủ yếu lại là khớp gối, tuy đùi vẫn tiếp tục chuyển động, nhưng cẳng chân “bật” mạnh về trước với lực bột phát.

Tiếp xúc

Vị trí tiếp xúc của bàn chân với bóng là phần xương sống của bàn chân, hay bề mặt trên của xương bàn chân kể từ các ngón tới khớp cổ chân (bao gồm bề mặt các xương hộp, xương sên, xương chêm và một phần của 4 đốt đầu 4 xương bàn chân). Bàn chân hướng thẳng về mục tiêu định đá bóng tới để cho mu giữa bàn chân tiếp xúc đúng tâm sau của quả bóng, như vậy lực sẽ đi qua tâm của bóng làm cho bóng đi thẳng và chính xác.

Kết thúc

Theo quán tính của chân đá, sau khi tiếp xúc bóng chân đá tiếp tục đưa về phía trước để phát huy hết lực, sau đó hạ xuống, bước thêm một hai bước để giảm quán tính chạy đà rồi dừng lại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *