Copa America và nỗi buồn mất vị thế trước nhiều giải đấu khác

Bóng đá Nam Mỹ từng được hàng tỷ người kỳ vọng vào mỗi mùa World Cup hay thậm chí là giải vô địch Copa America. Sau nhiều năm đứng ở đỉnh cao cùng nhiều châu lục khác, bóng đá Nam Mỹ bắt đầu xuất hiện dấu hiệu “hụt hơi”. Copa America 2021 gây thất vọng tràn trề cho người yêu bóng đá lẫn giới chuyên môn. Cầu thủ không còn đủ chất lượng như trước kia, các đội tuyển dần mất bản sắc riêng. Chưa kể, bóng đá Nam Mỹ còn thất bại liên tục hai thập kỷ trên sân chơi lớn nhất thế giới. Mặc dù từng ở vị thế đối trọng nhưng giờ đây bóng đá Nam Mỹ đã bị lục địa già – bóng đá châu Âu bỏ xa.

Copa America 2021 không được đánh giá cao về chuyên môn

Trận “chung kết trong mơ” của bóng đá Nam Mỹ chỉ có một pha bóng đáng xem. Đó là bàn thắng của Angel Di Maria (Argentina). Đó là tất cả những yếu tố đã tạo nên bàn thắng mở tỉ số cho Argentina. Cũng là pha lập công duy nhất của trận chung kết. Thời gian còn lại của trận đấu là những pha vào bóng thô bạo của cầu thủ hai đội, tranh cãi, nằm sân, ăn vạ và tiểu xảo. Tổng cộng, trận đấu có 42 lần phạm lỗi, 9 thẻ vàng; vô số lần cầu thủ lời qua tiếng lại và không đếm xuể những pha tiểu xảo được thi triển.

Các bình luận viên truyền hình thay vì bình phẩm một pha bóng đẹp của một trận đấu bóng đá (như thường lệ) đã làm một việc hết sức miễn cưỡng. Đó chính là đếm lỗi của hai đội. Họ thống kê trong những phút đầu trận, ai là cầu thủ phạm lỗi nhiều nhất và rồi thốt lên “không phải Messi”. Cuộc so tài giữa Brazil và Argentina, đầy ắp bạo lực và những pha vào bóng thô bạo. Nhưng lại khan hiếm những pha bóng đẹp mắt. NHM mới thấy sự xuống dốc của bóng đá Nam Mỹ. Phải nói chính xác là bóng đá Nam Mỹ giờ đã không còn sinh ra những nghệ sĩ sân cỏ đích thực. Thật buồn khi chứng kiến trận đấu không xứng đáng chung kết Copa America – “gắn mác” siêu kinh điển Argentina đối đầu Brazil.

Copa America 2021 không được đánh giá cao về chuyên môn
Copa America 2021 không được đánh giá cao về chuyên môn

Copa America tụt hậu so với châu Âu

EURO 2020 mới kết thúc hồi đầu tháng 7 để lại ấn tượng tốt với giới chuyên môn. Có rất ít trận đấu tại giải năm nay khiến người hâm mộ cảm giác nhàm chán. Ngược lại, các đội đều cho thấy trình độ chuyên môn cao, tính cống hiến. Việc nhiều cái tên nhỏ tiến sâu vào giải cũng cho thấy EURO thực sự có chất lượng. Giải đấu có sự cạnh tranh tuyệt vời.

Trong khi đó, diễn ra cùng thời điểm nhưng Copa America 2021 lại trình diễn bộ mặt trái ngược. Đa phần các trận không có chất lượng cao. Cả về kỹ lẫn chiến thuật. Nhiều đội bóng, ngay cả Brazil lẫn Argentina chơi rời rạc, tính tổ chức thấp. Minh chứng rõ nhất là trận chung kết giữa hai ông lớn vừa nêu được giới chuyên môn đánh giá chỉ ở mức chất lượng trung bình.

Từ vấn đề nêu trên, có thể thấy dường như bóng đá Nam Mỹ đang tụt lại so với châu Âu. Dù cả hai từng là đối trọng trong quá khứ. Muốn hình dung rõ hơn, chúng ta hãy nhìn vào số lần vô địch World Cup trong khoảng 2 thập kỷ trở lại đây. Lần gần nhất một đội bóng Nam Mỹ lên ngôi vô địch giải đấu lớn nhất hành tinh đã từ năm 2002. Nếu tại World Cup 2022, một đội bóng Nam Mỹ tiếp tục không thể vô địch, họ sẽ trải qua 20 năm trắng tay. Đây là quãng thời gian dài nhất lịch sử.

Copa America mất dần vị thế, ít cầu thủ có tầm ảnh hưởng

Trong quá khứ, Nam Mỹ từng phải chờ 12 năm để chứng kiến Uruguay vô địch World Cup 1950. Ngoại trừ hai kỳ World Cup 1942 và 1946 không tổ chức do ảnh hưởng của Thế chiến thứ 2. Còn lại đại diện hai khu vực thay phiên nhau đoạt cúp vàng. Có một quy luật bất thành văn, World Cup nếu tổ chức tại Nam Mỹ hoặc tại châu Âu thì đội tuyển của châu lục đó sẽ vô địch. Người Nam Mỹ chưa bao giờ giành chiến thắng tại lục địa già. Nhưng năm 2014, Đức đã vô địch kỳ World Cup tổ chức ngay tại Brazil. Trước khi châu Âu giành liên tiếp thêm 3 cúp vàng. Tỷ số vô địch giữa Nam Mỹ và châu Âu là 8 – 8. Nhưng hiện tại các đội châu Âu đang dẫn 11 – 8.

Những con số thống kê của tờ Economist càng đáng báo động hơn. Kể từ năm 2002, Brazil mới vào tới bán kết World Cup một lần năm 2014. Họ bị Đức vùi dập 7-1. Argentina cũng mới một lần vào chung kết kể từ năm 1994. Nền bóng đá lớn thứ ba Nam Mỹ – Uruguay tiến tới bán kết World Cup một lần (2010) trong vòng 40 năm qua. Giải châu lục chất lượng kém hơn. Số lần vô địch World Cup bị bỏ xa. Cầu thủ Nam Mỹ tại châu Âu những năm gần đây cũng mất dần tầm ảnh hưởng. Ngoại trừ Lionel Messi và phần nào đó là Neymar. Không nhiều cái tên Nam Mỹ chơi xuất sắc ở các giải vô địch quốc gia tại châu Âu.

Các đội tuyển thiếu bản sắc

Các đội tuyển của Nam Mỹ thiếu bản sắc
Copa America 2021 không được đánh giá cao về chuyên môn

Theo tờ Economist, công tác đào tạo bóng đá trẻ tại các quốc gia Nam Mỹ không được chú trọng đúng mức thời gian qua. “Họ thiếu quá nhiều HLV làm công việc đào tạo trẻ. Rất ít cầu thủ Nam Mỹ sau khi giải nghệ tiếp tục mạch nối trở thành HLV. Thế hệ trẻ thiếu đi nguồn cảm hứng và kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao để phát triển lên một tầm cao mới. Tần suất những tài năng trẻ gây chú ý ở Nam Mỹ bởi thế xuất hiện ngày một ít”, Economist viết.

Trong khi đó, bình luận viên Tim Vickery cho rằng, bóng đá Nam Mỹ, cầu thủ Nam Mỹ đang quá tự tin dẫn tới đánh mất mình. “Họ tin rằng tài năng của họ là bẩm sinh, không cần rèn luyện vẫn có thể bước tới đỉnh cao. Chính bởi vậy, nhiều cầu thủ Nam Mỹ có tố chất tốt nhưng lười tập luyện, sinh hoạt thiếu chuẩn mực nên không thể phát huy hết tiềm năng. Đã có nhiều tấm gương như vậy trong quá khứ. Một nền bóng đá với các thành tố như vậy chắc chắn không thể vững mạnh”, ông Tim nói.

Cầu thủ dần kém chuyên nghiệp hơn

Thậm chí, một nhà môi giới Việt Nam từng nhiều lần làm việc với cầu thủ Nam Mỹ khẳng định, ý thức chuyên nghiệp của họ kém xa các đồng nghiệp tới từ châu Âu. Ở góc nhìn tổng thể hơn, cây bút Pauly Kwestel của tờ Thecomeback cũng có bài phân tích. Các đội tuyển Nam Mỹ gặp khó khăn không phải bởi thiếu tài năng. Câu trả lời đơn giản nhất ở đây là toàn cầu hóa. Bóng đá toàn cầu hóa là cuộc chơi của những đồng đô la và tiền lại tập trung tại châu Âu.

“Cầu thủ Nam Mỹ sẽ sang châu Âu ở độ tuổi còn rất nhỏ. Với nguồn lực tài chính hùng mạnh, các đội bóng châu Âu sẵn sàng chi đậm để đón các tài năng trẻ từ Nam Mỹ. Khi họ vừa hình thành thói quen chơi bóng. Cầu thủ Nam Mỹ không ở lại đủ lâu để phát triển theo đúng bản sắc vốn có. Và khi họ trở về từ châu Âu, các đội tuyển phải kết hợp nhiều phong cách lại với nhau. Dẫn tới sự chệch choạc. Brazil hay Argentina đơn giản chỉ là tập hợp của các ngôi sao chứ chưa thực sự là tập thể”. Pauly lý giải.

Để dẫn chứng cho luận điểm của mình, Pauly đưa ra các ví dụ: “Bản sắc có thể là cái gì đó mơ hồ. Nhưng đa số cầu thủ Đức vô địch World Cup 2014 đều chơi ở Bundesliga. Những người vô địch năm 2010 của Tây Ban Nha chủ yếu chơi ở La Liga. Đội tuyển Ý vô địch năm 2006 gồm toàn những cầu thủ Serie A”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *